Trong năm 2023, ngành Hải quan Việt Nam đã xử lý hơn 14 triệu tờ khai xuất nhập khẩu — một con số ấn tượng cho thấy sức sống của thương mại quốc tế. Tuy nhiên, chỉ một sai sót nhỏ trong khai báo cũng có thể khiến doanh nghiệp đối mặt với rủi ro pháp lý và thiệt hại không nhỏ. Trước sự thay đổi liên tục của chính sách và biểu thuế, nhu cầu tuyển dụng chuyên viên khai báo hải quan đang tăng vọt. Đây là vị trí then chốt nhưng lại đang khan hiếm nghiêm trọng trên thị trường lao động hiện nay.

Vậy điều gì khiến vị trí chuyên viên khai báo hải quan trở nên quan trọng đến thế trong chuỗi cung ứng?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, một sai sót nhỏ trong khai báo hải quan không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng mà còn có thể gây thiệt hại lớn về tài chính và uy tín doanh nghiệp. Chuyên viên khai báo hải quan chính là người đảm bảo hàng hóa được thông quan suôn sẻ, đúng quy định và đúng thời hạn — là mắt xích không thể thiếu trong chuỗi vận hành logistics hiệu quả.
Chuyên viên Khai báo Hải quan phải đảm nhiệm những công việc gì ?
1. Thực hiện khai báo hải quan điện tử đúng quy định:
Chuyên viên cần kiểm tra đầy đủ và chính xác bộ chứng từ (Commercial Invoice, Packing List, Bill of Lading, C/O…), tra cứu mã HS, thuế suất và chính sách quản lý chuyên ngành, sau đó thực hiện khai báo trên phần mềm ECUS5-VNACCS.
2. Làm việc trực tiếp tại Chi cục Hải quan và cảng:
Họ cần xử lý các thủ tục với hãng vận chuyển, nhận lệnh giao hàng (D/O, EDO), xuất trình hồ sơ để kiểm tra hàng, và phối hợp giao nhận hàng tại cảng/kho.
3. Thực hiện nghiệp vụ kiểm tra chuyên ngành và xin cấp C/O:
Tùy vào loại hàng, chuyên viên phải phối hợp kiểm tra chất lượng, kiểm dịch, an toàn, và đề xuất cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) để hưởng ưu đãi thuế quan theo hiệp định thương mại.
4. Báo cáo kết quả và lưu trữ hồ sơ:
Sau khi hoàn tất thủ tục, họ sẽ tổng hợp báo cáo, bàn giao chứng từ cho các bộ phận liên quan và đảm bảo lưu trữ hồ sơ đúng quy định để phục vụ hậu kiểm.

Những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nào mà một chuyên viên Khai báo hải quan cần có?
Học viên khóa huấn luyện “Học kỳ thực tập thực tế tại doanh nghiệp (DIP30)” thực hành Khai báo Hải quan.
Về kiến thức:
- Pháp luật Hải quan và pháp luật có liên quan đến lĩnh vực Hải quan, xử lý quy phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan.
- Trị giá hải quan (Customs valuation) và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Chính sách quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Phân loại hàng hóa (HS Code).
- Hiệp định thương mại tự do, xuất xứ hàng hóa (C/O) và ghi nhãn hàng hoá.
- Quy trình thủ tục hải quan đối với các lô hàng xuất nhập khẩu đường biển và đường hàng không.
- Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương: Incoterms, hợp đồng ngoại thương, thanh toán quốc tế, vận chuyển quốc tế, phân loại và ý nghĩa của chứng từ pháp lý, chứng từ thương mại, chứng từ vận chuyển.
Về kỹ năng:
- Ứng dụng tin học văn phòng, sử dụng nhuần nhuyễn các phần mềm quản lý dịch vụ logistics, khai hải quan điện tử ECUS5VNACCS, hệ thống thông tin một cửa quốc gia, Comis, Ecosys, PQS, các trang web kiểm tra chuyên ngành, Eport, Vietnamhub,…
- Đọc hiểu tiếng Việt, tiếng Anh chuyên ngành và các thuật ngữ Logistics.
- Lập kế hoạch và quản lý thời gian.
- Giao tiếp: nghe, nói, đọc, viết, quan sát và trình bày.
- Kỹ năng làm việc độc lập và kỹ năng hợp tác, làm việc nhóm. Linh hoạt giải quyết vấn đề và quản lý tốt các mối quan hệ.
Về phẩm chất:
- Tuân thủ, kỷ luật và trung thực.
- Kiên trì, nhẫn nại và cẩn thận.
- Bình tĩnh, tự tin và sức khoẻ ổn định.
Cơ hội việc làm cho chuyên viên khai báo hải quan hiện nay như thế nào?
Trong bối cảnh thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về Chuyên viên Khai báo Hải quan đang tăng nhanh tại:
- Các công ty logistics và giao nhận vận tải quốc tế
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- Đại lý hải quan, kho ngoại quan
- Cảng biển và sân bay quốc tế
Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và cơ quan hải quan, vị trí này trở thành mắt xích không thể thiếu trong chuỗi cung ứng hiện đại. Đây là nghề nghiệp ổn định, có tính chuyên môn cao và đặc biệt khát nhân lực chất lượng trong những năm gần đây.
Lộ trình thăng tiến trong nghề khai báo hải quan ra sao?
Từ một nhân viên khai báo hải quan, bạn có thể tiến xa hơn nhờ vào sự chuyên tâm và tích lũy kinh nghiệm thực tế:
- Nhân viên Khai báo Hải quan
- Trưởng nhóm/ Giám sát khai báo
- Quản lý Logistics hoặc Quản lý Chuỗi cung ứng
Với năng lực và sự nỗ lực, bạn hoàn toàn có thể đạt được các vị trí quản lý cấp trung đến cấp cao trong ngành.
Thu nhập của chuyên viên khai báo hải quan là bao nhiêu?
- Sinh viên mới ra trường: 6 – 8 triệu đồng/ tháng.
- Người có kinh nghiệm 2–3 năm: thu nhập dao động 9 – 12 triệu đồng/ tháng.
- Vị trí trưởng nhóm hoặc giám sát: thu nhập dao động 12-15 triệu đồng/ tháng.
Bạn đang cân nhắc theo đuổi nghề khai báo hải quan hoặc muốn nâng cấp kỹ năng để phát triển bền vững trong lĩnh vực logistics? Khóa học Chuyên viên Khai báo Hải quan tại Viện đào tạo Logistics ONEX Training được thiết kế sát thực tế, cập nhật quy định mới nhất và đồng hành cùng học viên từ kiến thức nền đến kỹ năng thực hành. Đây không chỉ là khóa huấn luyện, mà là bước đệm vững chắc để bạn tự tin gia nhập thị trường lao động đang “khát” nhân lực chất lượng cao.
ONEX Training Team.