QUẢN LÝ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ

Thanh toán quốc tế (TTQT) là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế (ví dụ như dùng để thanh toán giá trị của một lô hàng giữa bên mua và bên bán trong lĩnh vực ngoại thương) và thường được thông qua nghiệp vụ giữa các Ngân hàng của các nước có liên quan.

Theo Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR) thì Rủi ro trong thanh toán quốc tế với hàng hoá xuất nhập khẩu là câu chuyện chưa bao giờ cũ. “Với xu hướng công nghệ hóa trong thời đại 4.0 như hiện nay đã giúp việc thông tin liên lạc vượt qua rào cản của địa lý. Tuy nhiên các giao dịch quốc tế bao gồm việc vận chuyển hàng hóa và thanh toán vẫn phải chịu sự chi phối của các nguyên tắc quốc tế cũng như sự quản lý của từng quốc gia trong vai trò xuất khẩu hoặc nhập khẩu”.

Đây sẽ là khóa học cần thiết nếu bạn là:

• Học viên, sinh viên đã học thanh toán quốc tế cơ bản muốn tìm hiểu nâng cao, chuyên sâu về nghiệp vụ này.

• Các cán bộ quản lý, nhân viên phụ trách thu mua, xuất nhập khẩu; kế toán đang làm việc trực tiếp hoặc liên quan đến xuất nhập khẩu tại các doanh nghiệp.

• Sinh viên khối ngành Logistics, Kinh tế, Xuất nhập khẩu, Ngoại thương, Tài chính ngân hàng và các khối ngành khác có định hướng sẽ làm việc ở vị trí Thanh toán quốc tế, Tài trợ thương mại tại các ngân hàng, Doanh nghiệp Logistics, Xuất nhập khẩu.

Huấn luyện viên Nguyễn Tâm Thành 

Thạc sĩ Logistics và Quản trị Chuỗi cung ứng;

Chứng chỉ Đại lý thủ tục hải quan do Tổng cục Hải quan cấp;

Với hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính, Hải quan, Logistics.

Đăng kí ngay

Và bạn đang gặp khó khăn…

• Khi làm việc với Ngân hàng liên quan Thanh toán quốc tế?

• Khi giải trình, làm việc với Cơ quan Thuế liên quan chứng từ Thanh toán quốc tế?

 Khi làm việc cùng đối tác, khách hàng liên quan đến Thanh toán quốc tế?

Nội dung khóa huấn luyện

• Trang bị kiến thức nền tảng nhất về các Phương thức thanh toán quốc tế phổ biến (TTR, LC, Nhờ thu) từ đó có thể lựa chọn Phương thức thanh toán phù hợp với giao dịch của mình, tối ưu hóa chi phí thực hiện giao dịch.

• Nắm rõ luồng xử lý giao dịch thực tế, các chứng từ, thủ tục khi thực hiện giao dịch với Ngân hàng, hạn chế việc cung cấp lại chứng từ, bảo đảm tiến độ thực hiện giao dịch thanh toán và giao dịch xuất nhập khẩu.

• Nhận biết các rủi ro của từng Phương thức thanh toán và hạn chế tối đa tình trạng lừa đảo trong thương mại quốc tế.

Huấn luyện viên Đỗ Lê Quyên

• Giám đốc quan hệ khách hàng phòng tài trợ thương mại và chuỗi;

• Giảng viên nội bộ tại VPBank; Hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành Tài chính – Ngân hàng.

Đăng kí ngay

Thông tin khóa huấn luyện

Khóa Online (Học phí: 1.500.000 VND)

• Thời lượng: 3 buổi (2 giờ/ buổi).

• Nền tảng: Zoom hoặc Google Meet có tương tác trực tiếp cùng Huấn luyện viên.

Đào tạo trực tiếp tại doanh nghiệp (Inhouse)

• Thời lượng: 4 buổi (3 giờ/ buổi). Trong đó có 01 buổi tiếp xúc, lắng nghe, để phân tích và đề ra giải pháp phù hợp với từng doanh nghiệp và 03 buổi huấn luyện đào tạo trực tiếp.

• Địa điểm: tại trụ sở khách hàng, phòng học ONEX Training hoặc địa điểm phù hợp theo thoả thuận.

Đăng kí ngay

Nông sản, nhóm ngành xuất khẩu có nguy cơ gặp rủi ro thanh toán quốc tế cao

Câu hỏi được đặt ra là tại sao các doanh nghiệp xuất khẩu trong trường hợp này lại không sử dụng phương thức thanh toán là tín dụng thư chứng từ (Letter of Credit – L/C) hay phương thức phổ biến hơn là chuyển tiền bằng điện (Telegraphic transfer – T/T). Trong trường hợp các doanh nghiệp lần đầu tiên giao dịch với nhau hoặc chưa có được sự tin tưởng nhất định thì phương thức L/C luôn được khuyến khích.

Trao đổi với ONEX Logistics, Tiến sĩ Byron Lee – Chủ tịch Hiệp hội Logistics và vận chuyển đường biển tại Hongkong (HKSTLA) cho rằng phương thức thanh toán T/T tưởng chừng chứa đựng nhiều rủi ro nhưng nếu nhà xuất khẩu kết hợp với một đơn vị Logistics uy tín và có hệ thống mạng lưới đại lý quốc tế (Network Agent) tốt thì việc cấp Vận đơn điện giao hàng (Surrendered B/L hay Telex Release) cho đúng đối tượng sau khi nhận được thanh toán theo hợp đồng là điều hoàn toàn có thể kiểm soát được.

Như vậy, vai trò của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics đặc biệt có liên quan đến vận chuyển quốc tế luôn đóng vai trò quan trọng ngoài việc đưa hàng hóa đến đúng nơi yêu cầu mà còn góp phần đảm bảo việc giao hàng đúng người và đúng lúc. (Theo VLR)