Chiến lược khoa học công nghệ cho một Việt Nam phát triển bền vững

Trong bối cảnh thế giới đang chứng kiến những biến động chưa từng có, từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự trỗi dậy của AI và Robot, đến cuộc chiến tranh thương mại leo thang giữa các cường quốc hiện nay, cuốn sách “Kế hoạch Ba Đình” của PGS.TS. Nguyễn Ái Việt nổi lên như một lời cảnh tỉnh và một bản kế hoạch hành động cho Việt Nam.  

Cuốn sách không chỉ đơn thuần là một phân tích về thực trạng khoa học công nghệ Việt Nam, mà còn là một lời kêu gọi khẩn thiết đến cộng đồng người Việt Nam  về việc xây dựng một chiến lược khoa học công nghệ quốc gia bài bản và hiệu quả.  

Tác giả chỉ rõ những bất cập trong cách làm chiến lược hiện tại, đồng thời đề xuất một cách tiếp cận mới, trong đó nhấn mạnh sự tham gia của toàn xã hội, học hỏi kinh nghiệm quốc tế  và tập trung vào giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội cấp bách của đất nước.  

Trong kỷ nguyên mà AI và Robot đang thay đổi căn bản phương thức sản xuất và cạnh tranh; chiến tranh thương mại đe dọa đến sự ổn định toàn cầu, “Kế hoạch Ba Đình” càng trở nên cấp thiết. Cuốn sách không chỉ là một tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học và các nhà quản lý, mà còn là một nguồn cảm hứng để mỗi người Việt Nam suy ngẫm về vai trò của khoa học công nghệ trong tương lai của đất nước.

PGS.TS. Nguyễn AiViệt đang ký tặng sách “Kế hoạch Ba Đình” cho anh Võ Thanh Tú: CEO ONEX Logistics, Founder ONEX Training.

Giới thiệu tác giả:

PGS.TS. Nguyễn AiViệt – Nguồn ảnh: Theo báo Dân Trí

PGS.TS. Nguyễn AiViệt

Nguyên Viện phó viện chiến lược của Bộ thông tin truyền thông

Nguyên Viện trưởng Viện CNTT Đại học Quốc Gia Hà Nội

Cố vấn cấp cao CLB AiViet

Ông sinh năm 1954 trong một gia đình văn chương, học chuyên Toán, tốt nghiệp ngành Vật Lý lý thuyết tại Hungary. Bảo vệ tiến sĩ tại Việt Nam, ông là người Việt Nam đầu tiên được Viện Hàn lâm khoa học Hungary vinh danh là một trong những nhà khoa học tiên tiến của thế giới (mỗi năm, viện này chỉ “chấm” 2 nhà khoa học trên toàn thế giới). Năm 1991 ông được mời sang Mỹ và chuyển sang ngành CNTT. Ông đã từng là kỹ sư trưởng phần mềm chuyên về an ninh an toàn thông tin tại các tập đoàn như AT&T và Siemens. Năm 2003, theo lời kêu gọi của bộ trưởng Phạm Gia Khiêm, ông đã trở về cống hiến cho đất nước, làm Viện phó Viện chiến lược của Bộ Thông tin Truyền thông, rồi Viện trưởng Viện CNTT của Đại học Quốc gia Hà Nội. Dẫu đã đến tuổi hưu trí, ông vẫn khởi nghiệp cùng các bạn trẻ Việt Nam với giấc mơ cạnh tranh với Google Translate. Ông là thành viên của Think Tank cố vấn về chính sách cho chính phủ.

ONEX Training Team.

Nhận Tin Mới

Đăng ký nhận bản tin của chúng tôi để cập nhật thông tin, tin tức chuyên ngành và các chương trình khuyến mãi mới nhất.

Tin Mới