Sau khi đã tìm hiểu về hệ thống sản xuất tinh gọn, trong bài viết này, Viện đào tạo ONEX Training sẽ chia sẻ với các bạn một mô hình cụ thể thuộc hệ thống này nhé. Không biết có bạn nào đã nghe đến JIT chưa nhỉ?
JIT là gì?
Just-in-time (JIT), viết tắt của “đúng thời điểm”, là một mô hình cụ thể thuộc hệ thống sản xuất tinh gọn. Trong JIT, sự tính toán kỹ lưỡng về nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu sản phẩm được thực hiện để đưa ra dự báo và kế hoạch cung ứng nguyên liệu phù hợp với quy trình sản xuất.
Ví dụ, một nhà máy sản xuất bàn ghế có thể cần các nguyên liệu như gỗ, ray ngăn kéo, bản lề, tay nắm, và ốc vít. Dựa trên số lượng đặt hàng trong mỗi giai đoạn, nhà máy sẽ dự báo chính xác khối lượng cần thiết của từng loại nguyên liệu và chỉ giao về nhà máy một khối lượng đủ hàng ngày để sản xuất, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu nguyên liệu.
Chi phí lưu kho và hàng tồn kho thường là mối lo ngại của nhiều doanh nghiệp. Trong hệ thống Just-in-time (JIT), lượng nguyên liệu và sản phẩm tồn kho được duy trì ở mức thấp nhất có thể. Điều này giúp giảm đáng kể chi phí liên quan đến kho, vì cần ít người hơn để quản lý và không cần kho có diện tích quá lớn.
Mô hình JIT thích hợp đặc biệt cho các nhà máy có quy trình sản xuất tương đối ổn định và nguồn cung ổn định. Tuy nhiên, nếu nhà cung cấp gặp vấn đề và không thể giao hàng đúng thời hạn, mà không có tồn kho trong kho, kế hoạch sản xuất có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến việc giao hàng chậm trễ cho khách hàng. Ngược lại, nếu nhu cầu tăng đột biến mà nhà cung cấp không kịp thời đáp ứng, nhà máy cũng sẽ không thể đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng.
JIT là sự tiếp nối của mô hình sản xuất hàng loạt được Henry Ford đề xuất, nhưng nó khác biệt với mô hình Just-in-case (JIC) của Ford. Trong JIC, nguyên liệu và sản phẩm được dự trữ một lượng lớn để sẵn sàng sử dụng khi cần thiết. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến sự dư thừa nguyên liệu, tốn diện tích và thời gian vận chuyển không cần thiết. Kết hợp với triết lý Kaizen (liên tục cải tiến), JIT là một mô hình cụ thể đưa sản xuất tinh gọn vào thực tế sản xuất.
Tham khảo từ Sách Hỏi đáp về Logistics của Trần Thanh Hải
Một số bài viết các bạn có thể quan tâm:
Logistics hàng lạnh, hàng mát là gì?
1PL, 2PL, 3PL, 4PL trong Logistics là gì?
ONEX Training Team.