Đọc xong, đêk biết gì!

Mặc dù sách “Đek biết gì cũng tiến” đã được phân phối hết từ lâu, tôi vẫn thường xuyên nhận được những chia sẻ từ các bạn đọc.
Điều làm chúng tôi vui nhất, là các bạn dù làm những ngành nghề khác nhau, khởi nghiệp trong những lĩnh vực khác nhau, vẫn cảm thấy những vấn đề được nêu trong cuốn sách cũng có thể là những vấn đề của chính mình, những cách suy nghĩ mà chúng tôi đã từng sử dụng hàng chục năm trước, giờ vẫn có thể áp dụng lại được.
Đọc xong, lại thấy như mình “đek biết gì”, lại tươi mới, “as fresh as cucumber” (thành ngữ được nhắc đến trong chương 12) để tiếp tục đi trên hành trình mà mình đã lựa chọn!
Rất nhiều bạn bày tỏ nguyện vọng sách được tái bản. Trong lúc chưa có sự đồng thuận về việc có in lại hay không, nhóm tác giả khuyến cáo các bạn muốn đọc:
1/ Mượn của bạn, rồi không trả
2/ Mượn, photo rồi đem trả lại
3/ Và cuối cùng các bạn có thể chịu khó vào Facebook để đọc, hơi mệt chút nhưng được bonus thêm những comments rất chất theo danh sách sau.
Xin chân thành cám ơn
Chương 1: Đêk biết gì
“Câu nói “Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải Xuất Khẩu Phần Mềm” được anh Trương Gia Bình phát biểu trong một cuộc hội thảo về đào tạo nguồn nhân lực cho CNTT Việt Nam năm 2000, được phát trên VTV1.”
Trích từ một câu chuyện trong Chương 1: Đêk biết gì
“Quyết định thành lập F-India, bởi thế có vẻ khá khó hiểu. Chúng ta sẽ làm gì ở bên đó.
Kiếm khách? Khách mà đã mò sang đấy thì nó dùng luôn TCS, Wipro, Infosys, đái hoài gì đến FPT
Hay tuyển người? Không có khách thì tuyển làm gì?
Hay tiếp tục lang thang học hỏi. Ờ, mà cái này có lẽ đúng.”
Câu nói của anh Trương Gia Bình từ một câu chuyện trích trong:
“Tiến sĩ Lệ chia sẻ với các doanh nhân, nhà đầu tư kiều bào: “Nếu có điều kiện, hãy trở về quê hương đầu tư làm ăn. Hãy có chiến lược, tầm nhìn xa và nghĩ lớn, tin tưởng vào trí tuệ, con người Việt Nam”. Có lẽ, đó là điều ông rất tâm đắc và phát biểu ở nhiều diễn đàn, hội nghị.”
Chia sẻ của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Lệ từ một câu chuyện trích trong:
Chương 4: Bước đi đầu tiên
“Học mãi, thi mãi, đánh trận giả mãi cũng chán. Có lẽ đây là đặc tính của người Việt Nam, không chuẩn bị cái gì được lâu cả. Sau này có lần tôi bàn với một ông em nghệ sĩ định dựng một vở ca kịch về Tiên Dung – Chử Đồng Tử. Kiểu Broadways, tập có thể 2 năm nhưng diễn 20 năm. Đến gặp 1 đạo diễn nổi tiếng. Bác ấy cười ngất: Em có cho tiền tấn cũng không kiếm được diễn viên chịu tập 2 năm đâu. Vấn đề không phải là thu nhập, mà là văn hóa.”
Trích từ một câu chuyện trong Chương 4: Bước đi đầu tiên
“Những người tìm hiểu lịch sử phát triển của Fsoft, chắc hẳn phải rất ngạc nhiên là tại sao vào năm 2001, công ty đã dám thuê Martin Geiger làm giám đốc Marketing có mức lương cao ngất ngưởng $7000/tháng (chú ý khi đó lương CTV của ĐắcNT thành viên FYT chỉ có 1 triệu/tháng). Và cũng khoảng thời gian đó Bryan Pelz lại nhận chức vụ CTO kiêm khách hàng và làm không công?”
Câu hỏi đặt ra và những câu chuyện lý giải cho câu hỏi này trích trong:
“Năm 2017, gần 20 năm sau. Tôi chợt có cuộc điện thoại. Là khách hàng đầu tiên từ châu Âu từ năm 2000. Một ông bụt từ trên trời rơi xuống!
Nam, tao thật không ngờ là chúng mày lại lớn mạnh như vậy. Mặc dù nói tiếng Anh vẫn dở tệ như xưa!
Đó là bác Werner, người đã mang cho Fsoft bản hợp đồng châu Âu đầu tiên và cho đến trước khi cuốn sách này bắt đầu, vẫn là đối tác quan trọng của Fsoft Europe.”
Câu chuyện: Ông Bụt, một trong những chia sẻ trích trong:
Chương 7: Hành trinh Đông Du
“Ngày 13/11/2005, FPT thành lập Công ty TNHH FPT Software Nhật Bản (FJP), đặt trụ sở tại Tokyo, có văn phòng đại diện tại Osaka. Với tiêu chí công ty “toàn cầu” là phải có văn phòng ở toàn cầu, FSOFT chú trọng phát triển chi nhánh từ Nam tới Bắc ở đất nước mặt trời mọc nhằm bám chặt vào “đai lưng địch mà đánh”.”
Trích từ Thành lập FJP trong:
“Ngoài quy trình và con người, một yếu tố quan trọng sống còn cho việc bảo đảm công ty vận hành là các công cụ giám sát hệ thống.”
Trích từ Câu chuyện thứ 5: Fsoft Insight  trong:
“Tôi cũng tư vấn khá nhiều anh em khởi nghiệp theo mô hình Fsoft là bắt đầu ngay bằng một trung tâm đào tạo. Nhưng chưa đơn vị nào, kể cả Fsoft dám đầu tư một cơ sở tráng lệ như Infosys Mysore.
Cũng cần nhấn mạnh rằng, việc chú trọng đào tạo nội bộ không phải là đặc quyền riêng của Infosys. Tất cả các công ty lớn của Ấn đều rất sáng tạo trong lĩnh vực này. Trung tâm của TCS ở Trivandra, nơi tôi và Đạt từng thực hiện phi vụ “ăn cắp” quy trình, cũng vô cùng chuyên nghiệp với thư viện rộng mênh mông.”
Câu chuyện số 2: Mysore được trích trong:
“Có 3 yếu tố đã giúp Nam tìm ra bí quyết tổ chức FSOFT mà sau này ông đặt tên là Vạn lý Lập trình [Công] ty. Thứ nhất là các bài học từ quân đội nhân dân VN, trong đó đáng kể nhất là mô hình Đại đội độc lập của Võ Nguyên Giáp, trong cuốn “Chiến đấu trong vòng vây”. Thứ hai là bài báo Cathedral vs Bazaar của tác giả Eric Raymond về giả thuyết là hoàn toàn có thể như cái chợ vẫn xây dựng được phần mềm tuyệt vời. Thứ ba là tổ chức của làng nghề Bát Tràng nhân chuyến Nam dẫn khách hàng ProDX, Peter Stroeve, sang Bát Tràng mua gốm chuyển về Mỹ.’
Trích 3 yếu tố đã giúp Nam tìm ra bí quyết tổ chức FSOFT trong:
Chương 11: Thế nào là công nghệ cao
“Một vũ khí nữa mà chúng tôi “đoạt” được là Skype, phần mềm messaging đầu tiên sử dụng cơ chế peer-to-peer nên khắc phục được tốc độ kết nối rất thấp lúc đó. Chúng tôi phổ cập trong Fsoft và thuyết phục các khách hàng khó tính khác, nhất từ bỏ dần email và nhất là điện thoại (lúc đó còn khá thông dụng), các bác Nhật thậm chí vẫn còn viết thư giấy, rất tốn kém cho chúng tôi vì phí điện thoại cao vật vưỡng. Các account skype đầu tiên đó đều bắt đầu bằng fsoft_”
Câu chuyện 3: Lấy vũ khí địch đánh địch trích trong:
Chương 12: Văn hóa soi đường
“Tại Fsoft, ngày 19/11 hàng năm trở thành ngày truyền thống để công ty và các nhân viên công khai biểu lộ sự biết ơn và tình yêu với bố mẹ, và những người thân trong gia đình. Sở dĩ nói công khai vì văn hóa người Việt vốn ngại biểu lộ tình cảm.”
Được trích từ Câu chuyện 5: Những người mang văn hóa trong:
“Từ khi thành lập đến lúc có được khách hàng đầu tiên là cả một chặng đường dài đổ bao tâm huyết nỗ lực. Freescale là một cái tên ghi dấu ấn trong lịch sử FUSA bởi đã đánh tan cơn khát khách hàng của những người FPT tại Mỹ lúc bấy giờ. Giá trị hợp đồng ban đầu khoảng 500K USD. Sau đó với những nỗ lực của FUSA, nhiều thành công khác đã được ghi nhận.
Chúng ta luôn coi khách hàng là Thượng đế và làm theo những gì Thượng đế yêu cầu. Nhưng không phải lúc nào cũng nên như vậy, làm theo có khi lại chết cả đôi bên.”
Câu chuyện 3: Thực chiến không như binh thư, những thành công đầu tiên trích trong:
Chương 14: An cư lạc nghiệp
“Cũng giống như việc đào tạo nguồn nhân lực cho Fsoft mở hẳn được một hướng kinh doanh mới là FPT Education, những nỗ lực xây dựng campus đã mở ra cho FPT một hướng làm bất động sản mới bền vững: xây dựng các đô thị trí tuệ, xung quanh hạt nhân là Fsoft và FU (FPT University) và sau này là Fschool.”
FPT City và AI Valley Quy Nhơn trích trong:
“Tôi tin chắc một điều là nếu FPT muốn thành công, thì yếu tố công ty xuất phát từ Việt Nam phải là yếu tố quan trọng nhất. Chúng ta phải hiểu chính chúng ta và nhân viên của chúng ta, phải có một tham vọng đủ để thuyết phục bản thân mình và xã hội của mình, phải có khát vọng lớn lên cùng dân Việt, mới đủ tự tin để giao tiếp và tìm hiểu. Mới có cửa thắng trong cuộc chơi toàn cầu. Để cho
Muôn thu sau lưu tiếng anh hào
Người dân Việt lắm chí cao.”
Câu chuyện 3: Bước ngoặt bất ngờ trích trong:
Chương 16: Ngôn ngữ của lãnh đạo
“Cũng đã từng trong vai BrSE “đóng thế”, nên hơn ai hết, TGĐ Fsoft hiểu phải có một cú hích thật mạnh về tiếng Nhật để nâng cao vị thế cho giới CNTT Việt Nam tại Nhật Bản. Chương trình 10kBrSE không chỉ tạo cảm hứng cho các công ty Việt Nam thâm nhập thị trường Nhật Bản mà còn gửi một thông điệp cam kết đến các công ty Nhật Bản đang tìm kiếm đối tác. Năm 2018, từ kinh nghiệm của chương trình này, FJP đã tự thành lập Trường tiếng Nhật của riêng mình tại Tokyo.”
Chiến dịch 10kBrSE trích trong:
‘Lý giải cách Fsoft đã vượt qua một trong những thách thức lớn nhất của mình, đã chuyển đổi thành công một công ty 100% EU đang bên bờ phá sản, thành một đơn vị gắn bó, mang lại lợi nhuận, danh tiếng, nhờ đội ngũ lãnh đạo kế cận “hùng hậu” và cách vận dụng khéo léo văn hóa Việt Nam.”
Trích trong:
“Tôi đã mày mò tìm, và thật ngạc nhiên là tìm thấy định nghĩa trong cuốn sách “Chủ nghĩa tư bản chống chủ nghĩa tư bản” mà tôi đã quên mất không hiểu sao có trong tủ sách nhà tôi. Xin trích:
“Doanh nghiệp là đơn vị sử dụng tư bản để tạo ra lợi nhuận thặng dư, là nơi các cá nhân thể hiện quyền tự do cá nhân biến những tham vọng của mình thành sự thật, nơi hình thành và lưu giữ các giá trị đạo đức của chủ nghĩa tư bản. Tóm lại là tế bào của chủ nghĩa tư bản””
Câu chuyện 1: GL – Leading is challenging trích trong:
“Chương này bàn về phương thức quản lý tài chính tại Fsoft và đặt lại câu hỏi: liệu Fsoft có nên niêm yết riêng rẽ ở thị trường chứng khoán Mỹ, hoàn tất phần 3 của giấc mơ 528?”
Trích trong:
“Các bạn cùng lớp, thi thoảng lại tụ tập tưng bừng ôn kỷ niệm cũ, ra đời gặp nhau thì giúp đỡ lẫn nhau. Vậy có khái niệm alumni của công ty không? Có chứ, chẳng ai làm mãi một chỗ. Miễn là kỷ niệm về công ty cũ cũng phải tươi đẹp như kỷ niệm thời thanh xuân trong trường Đại học. Vậy nên chúng ta phải cùng nhau cố gắng tạo dựng những kỷ niệm đó.
Chương này kể về một số những đồng đội của tôi, đã rời Fsoft, dù trong hoàn cảnh rất khác nhau, đã đi tiếp những con đường mới, tạo dựng những kỷ niệm mới của riêng mình.”
Trích trong:
Kết: TGB và Chiến tranh nhân dân
“Ở FPT, trong các bài giảng tại các lớp MiniMBA, TGB luôn khẳng định:
“Bí quyết của FPT là Chiến tranh nhân dân. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân áp dụng vào quản trị FPT là sử dụng sức mạnh tổng hợp phát huy từ sức sáng tạo, lòng tận tuỵ của mỗi cán bộ FPT vì mục tiêu chung của công ty với hạt nhân là LÃNH ĐẠO FPT.””
Trích trong phần kết:
Ảnh: Một buổi đek biết gì cũng học sách “Đek biết gì”

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *