Trong lĩnh vực vận tải biển, hai khái niệm “Môi giới hàng hải” và “Đại lý hàng hải” thường xuyên được nhắc đến và nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai vai trò này. Mặc dù cả hai đều phục vụ trong ngành hàng hải và có mối liên hệ mật thiết với việc vận chuyển hàng hóa qua biển, nhưng chúng đóng vai trò khác nhau và có những đặc điểm riêng biệt. Bài viết sau sẽ giúp chúng ta tìm hiểu sâu hơn về sự khác biệt giữa hai khái niệm này, để từ đó có cái nhìn đầy đủ và chính xác về mỗi bên trong môi trường vận tải biển.
Do việc sở hữu một con tàu đòi hỏi nguồn tài chính khá lớn, vì vậy không phải công ty nào cũng đủ khả năng sở hữu. Bên cạnh đó, việc vận hành, quản lý một phương tiện vận tải cũng đòi hỏi một chuyên môn cao và những kỹ năng nghiệp vụ đặc biệt. Chỉ những doanh nghiệp có quy mô đủ lớn, có kinh nghiệm trong ngành hàng hải và có đội ngũ nhân viên chuyên mới có thể tham gia vào lĩnh vực vận tải biển.
Đối với những chủ hàng thông ít có điều kiện tiếp xúc với hãng tàu. Vì vậy, họ sẽ gặp khó khăn trong việc nắm rõ các quy định, yêu cầu, thủ tục để có thể gửi hàng vận chuyển bằng đường biển. Do vậy, vai trò của người môi giới hàng hải là rất quan. Có thể nói, đây là một trong những nghiệp vụ xuất hiện rất sớm của dịch vụ logistics.
Môi giới hàng hải hay còn được gọi là “Ship broker” là một dịch vụ trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo
hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải.1
Môi giới hàng hải cần có mạng lưới quan hệ rộng khắp với các hãng tàu biển, dữ liệu đa dạng về các con tàu, lịch trình cũng như hiểu về các cơ sở sản xuất hàng hóa, đặc tính hàng hóa để có thể tìm được con tàu phù hợp về thời gian, giá cả, tư vấn cho hãng tàu và chủ hàng để hai bên có thể tiến đến ký kết hợp đồng vận chuyển.
Trong khi đó, đại lý hàng hải hay đại lý tàu biển (ship agent) là người được hãng tàu ủy thác để thay mặt, đại diện cho hãng tàu làm việc với khách hàng, xử lý các vấn đề phát sinh trong việc giao hàng, nhận hàng tại cảng. Ngoài các hoạt động giao dịch với chủ hàng như thay mặt hãng tàu ký hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, đại lý hàng hải còn làm việc với đối tác khác như công ty bảo hiểm, công ty giám định, tìm thuê thuyền viên, cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển…
Như vậy, môi giới hàng hải là một bên độc lập với hãng tàu, trong khi đại lý hàng hải là một người có chung quyền lợi với hãng tàu. Ngày nay, nhiều doanh nghiệp dịch vụ logistics cũng thực hiện môi giới hàng hải như một nghiệp vụ logistics.
Bài viết có tham khảo sách Hỏi đáp về Logistics của tác giả Trần Thanh Hải
Một số bài viết các bạn có thể quan tâm
Vai trò, quyền lợi và yêu cầu đối với vị trí Chuyên viên Khai báo Hải quan
ONEX Training Team.