Mục tiêu khóa học

  1. Trang bị kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng thực tế về các nghiệp vụ trong ngành Logistics.
  2. Thực hành một số nghiệp vụ cụ thể về vận chuyển đường biển, vận chuyển đường hàng không, thủ tục hải quan, thanh toán quốc tế, kiểm tra chuyên ngành.
  3. Trao đổi kinh nghiệm thực tế và cách quản lý rủi ro cùng các Huấn luyện viên đang làm việc trực tiếp trong ngành.
  4. Sau khóa học, học viên có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí công việc trong ngành dịch vụ logistics, xuất nhập khẩu hoặc khai báo hải quan.
Đăng kí ngay

Đối tượng học viên

  1. Sinh viên khối ngành Logistics, Kinh tế, Xuất nhập khẩu, Ngoại thương muốn trở thành Chuyên viên Logistics chuyên nghiệp có thể tự tin tìm được việc làm ngay trong kỳ thực tập hoặc đạt kết quả như kỳ vọng trong thời gian thử việc.
  2. Nhân viên các doanh nghiệp dịch vụ Logistics muốn trang bị kiến thức, kỹ năng, phẩm chất cũng như năng lực phù hợp với thị trường hiện nay.
  3. Nhân viên chứng từ, nhân viên phòng xuất nhập khẩu, nhân viên ngân hàng, nhân viên kinh doanh muốn củng cố và nắm vững nghiệp vụ Logistics.
Đăng kí ngay

Thời lượng và học phí

  • Thời lượng: 20 buổi (2 tiếng/ 1 buổi, tổng cộng 40 tiếng).
  • Hình thức: Online
  • Học phí: 3.750.000 VNĐ 
  • Thời gian: 18:30 – 20:30 | 3 buổi/ tuần | Thứ 3 – Thứ 5 – Thứ 7
  • Nhận giấy chứng nhận ngay sau khóa học (bản mềm và bản cứng)

Nội dung chương trình

Module 1: Nghiệp vụ Logistics thực tế

2. Hợp đồng ngoại thương: đọc, hiểu và vận dụng vào thực tế.

  • Hàng hóa xuất nhập khẩu: mô tả chi tiết và những vấn đề liên quan.
  • Cách áp dụng điều kiện giao hàng (Incoterms) và nhận diện lỗi sai thường gặp.
  • Các phương thức thanh toán quốc tế và quản lý rủi ro.
  • Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và kinh nghiệm thực tế.

Module 2: Nghiệp vụ Vận chuyển quốc tế

4. Quy trình và nghiệp vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không (Air Freight).

Tổng quan về vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không:
  • Giải thích các khái niệm, thuật ngữ thường dùng.
  • Phân biệt các loại hàng hóa, tàu bay, container hàng không.
  • Hệ thống các sân bay quốc tế ở Việt Nam và một số sân bay chính trên thế giới.
  • Track & trace và cách đọc lịch bay trong Air Cargo.
Quy trình vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không:
  • Quy trình vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường hàng không.
  • Quy trình vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng đường hàng không.
  • Phân biệt giữa hàng Chuyển phát nhanh (courier) và Air Cargo.
  • Những kinh nghiệm thực tế cần lưu ý.
Hướng dẫn thực hiện bộ chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
  • Các chứng từ vận chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tương ứng với quy trình xuất khẩu.
  • Các chứng từ chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không tương ứng với quy trình nhập khẩu.

Module 3: Nghiệp vụ Thủ tục khai báo Hải quan

7. Tra cứu mã số hàng hoá (HS Code) và thuế suất xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định pháp luật hiện hành.

Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Thông tư 31/2022/TT-BTC).
  • HS Code: Ý nghĩa và ảnh hưởng đến thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • 6 quy tắc áp mã số hàng hóa/ HS Code (theo Hệ thống của Hải quan thế giới và Hải quan Việt Nam).
  • Hướng dẫn sử dụng Chú giải HS Code, Chú giải Supplementary Explanatory Notes (SEN).
  • Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu; đề nghị xác định trước mã số hàng hóa/ HS Code (Tổng cục Hải quan).
Hướng dẫn tra cứu biểu thuế xuất nhập khẩu.
Thực hành tra cứu HS Code và xác định thuế suất xuất khẩu/nhập khẩu của một mặt hàng cụ thể.

8. Quy trình khai báo hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

  • Quy trình khai báo hải quan hàng xuất khẩu.
  • Quy trình khai báo hải quan hàng nhập khẩu.
  • Đọc hiểu và hoàn thành bộ chứng từ khai báo hải quan; Kiểm tra tính đồng nhất, tính hợp lý, tính nhất quán.

9. Thực hành khai báo hải quan điện tử trên phần mềm ECUS5VNACCS.

Kỹ thuật sử dụng phần mềm:
  • Những yếu tố cần thiết để khai báo hải quan điện tử: bộ chứng từ, phần mềm ECUS5VNACCS, chữ ký số.
  • Thực hành khai báo hải quan điện tử lô hàng nhập khẩu.
  • Thực hành khai báo hải quan điện tử lô hàng xuất khẩu.
Những lỗi thường gặp và cách xử lý.

10. Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

  • Hiệp định thương mại tự do (FTA).
  • Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).
  • Đề nghị cấp C/O cho hàng xuất khẩu.
  • Kiểm tra C/O hàng nhập khẩu.

11. Giới thiệu về hệ thống của cảng liên quan đến giao nhận hàng hóa.

12. Kiểm tra chuyên ngành và một số nghiệp vụ khác có liên quan.

  • Cổng thông tin một cửa quốc gia (Đăng kiểm, Đăng ký kiểm tra nhà nước, Khai báo hóa chất, Kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nhập khẩu).
  • PQS (Kiểm dịch thực vật).

Module 4: Cá nhân hóa và khai thác CV mạnh

13. Hướng dẫn phân tích SWOT cá nhân và chuẩn bị CV, hồ sơ ứng tuyển.

  • Phân tích SWOT cá nhân giúp nhận biết điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa trong công việc, tạo ra cơ sở để xây dựng chiến lược cá nhân hóa hiệu quả.
  • Những điều lưu ý khi chuẩn bị bộ hồ sơ ứng tuyển
  • Những sai lầm thường mắc phải khi chuẩn bị CV
  • Cách thể hiện CV chuẩn