Quy trình lấy mẫu kiểm dịch thực vật tại kho CFS Ngọc Khanh

Trước khi đi vào chi tiết, Tài xin phép đưa ra một số định nghĩa.

1. Kiểm dịch thực vật là gì và tại sao cần phải kiểm dịch thực vật?

Theo quy định của Việt Nam thì “Kiểm dịch thực vật” là một biện pháp mang tính pháp lệnh để kiểm tra những lô hàng nông lâm sản khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu giữa các nước và vùng lãnh thổ với nhau.

2. Kho CFS Ngọc Khanh ở đâu?

Kho CFS Ngọc Khanh tại địa chỉ Lô E2, Đường K1, KCN Cát Lái 2, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, TP. Hồ Chí Minh do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn Khu vực 1 quản lý.

Và chính vì kho Ngọc Khanh không nằm trong cảng Cát Lái nên việc khai hải quan, kiểm hoá, lấy mẫu kiểm dịch sẽ vất vả hơn rất nhiều cho anh em nhân viên Khai báo hải quan. Đặc biệt các bạn nhân viên mới lần đầu tiên đến đây sẽ gặp khó khăn về đường đi cũng như dễ bị trễ hàng nếu như không nắm rõ lịch trình thời gian di chuyển của cán bộ Hải quan cũng như Kiểm dịch viên.

Và tiếp theo Tài sẽ trình bày kinh nghiệm thực tế của mình về quy trình lấy mẫu kiểm dịch thực vật nói chung và tại kho Ngọc Khanh nói riêng cho những bạn cần tìm hiểu.

Đầu tiên để kiểm dịch một lô hàng chúng ta phải đăng ký kiểm dịch lô hàng đó tại Chi cục kiểm dịch thực vật (KDTV) vùng II (28 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1). Sau khi hàng về đến kho CFS, chúng ta liên hệ với chi cục KDTV để biết kiểm dịch viên nào sẽ phụ trách lô hàng đó, xin số điện thoại liên lạc.

Sau khi đã đăng ký thủ tục khai báo Hải quan (Tài sẽ trình bày ở một bài viết khác), chúng ta đến kho CFS, ở đây là kho Ngọc Khanh, chúng ta làm thủ tục lấy hàng ra để kiểm hóa (nếu có) còn không thì lấy mẫu để kiểm dịch. Chúng ta cần có lệnh giao hàng (DO) để thực hiện bước này, sau đó nhân viên kho sẽ đưa cho bạn số vị trí của lô hàng. Lúc này chúng ta đưa cho xe nâng trong kho để lấy hàng ra khu vực kiểm hóa. Trong lúc chờ xe lấy hàng bạn nên liên hệ với cán bộ kiểm dịch để đến lấy mẫu. Khi hàng đã ra đến khu vực kiểm hóa, bạn nên kiểm tra lại tình trạng hàng hóa có đủ hay hư hại. Đợi khi cán bộ kiểm dịch tới chúng ta bắt đầu tiến hành lấy mẫu theo những mặt hàng mà chúng ta đã đăng ký kiểm dịch (tốt nhất nên theo hướng dẫn của cán bộ kiểm dịch lúc đó). Sau khi lấy mẫu hoàn tất chúng ta sẽ nhận được một biên bản lấy mẫu. Nên kiểm tra sơ lược các mặt hàng được ghi, ký tên xác nhận và “giao lưu cảm ơn” anh / chị em với nhau. Vậy là thủ tục lấy mẫu cơ bản đã hoàn tất, chúng ta lưu ý đóng gói hàng hoá lại thật cẩn thận.

Ghi chú kỹ những kiện nào đã lấy, số lượng lấy bao nhiêu, chụp hình hiện trạng cuối cùng. Sau khi đóng gói lại như cũ chúng ta thông báo xe nâng đã lấy mẫu xong để xe nâng đem trả lại trong kho và đừng quên “giao lưu cảm ơn” anh em công nhân các bạn nhé.

Bây giờ các bạn có thể thư thả về công ty, uống cà phê và đợi kết quả kiểm dịch trong ngày hôm sau để làm thủ tục thông quan. Đối với một số mặt hàng cần đem về bảo quản các bạn có thể xin giấy tạm cấp trước để có thể đem hàng về bảo quản cho chu đáo các bạn nhé.

Trên đây là những chia sẻ theo kinh nghiệm của mình, mong rằng có thể giúp ích cho các bạn nhân viên mới khi tác nghiệp.

Nguyễn Phát Tài – Chuyên viên Khai báo Hải quan / Customs Clearance Executive.

Một số bài viết các bạn có thể quan tâm:
Buổi trao đổi: Kiến thức và Kỹ năng lấy thông tin khi Sales
Lễ ký kết thoả thuận hợp tác (MOU) giữa Tân Cảng – STC và ONEX Logistics

ONEX Training Team.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *